Khi biết được chỉ số GGT là gì sẽ giúp đánh giá được chức năng hoạt động của gan có bình thường hay không. Tuy nhiên, không có nhiều người biết đến chỉ số đánh giá sức khỏe này. Hãy cùng tham khảo bài viết để cùng tìm hiểu chỉ số GGT là gì và những nguyên nhân, cách xử lý khi chỉ số đánh giá này tăng cao. Từ đó hãy biết cách bảo vệ sức khỏe của cá nhân và các thành viên trong gia đình mình nhé!
Chỉ số GGT là gì?
GGT là viết tắt của cụm từ Gamma Glutamyl Transferase: Có nghĩa đây là một loại loạn enzim ở một số bộ phận trong cơ thể như gan, tụy, thận… trong đó phổ biến nhất là gan. Khi bạn nắm được đầy đủ các thông tin về chỉ số GGT là gì thì sẽ giúp hiểu được sức khỏe và có những sự can thiệp phù hợp nhất khi cơ thể xảy ra những rối loạn này.
Đây là chỉ số đo men gan nhằm đánh giá sức khỏe của một số cơ quan trong cơ thể người
Hoạt độ GGT chính là lượng enzim GGT có ở trong 1 ml dung dịch có khả năng chuyển hóa được 1 micromol cơ chất ở một điều kiện tiêu chuẩn trong khoảng thời gian là 1 phút. Như vậy, việc xét nghiệm chỉ số GGT chính là đo lường hoạt độ men GGT ở trong máu nhằm kiểm tra hoạt động của gan có ở mức bình thường hay không.
Theo đó, ta có thể hiểu rằng chỉ số GGT là chỉ số xét nghiệm đo men gan để đánh giá các chức năng gan, thận, tụy. Một số bệnh tận và hư tổn của các bộ phận này sẽ được chẩn đoán dựa trên chỉ số men gan này. Như vậy có thể thấy rằng việc kiểm tra chỉ số GGT là vô cùng quan trọng và cần thiết với sức khỏe mỗi người.
Định mức chỉ số GGT tiêu chuẩn? GGT bao nhiêu gây nguy hiểm?
Sau khi đã biết được chỉ số GGT là gì thì rất nhiều người đã có những băn khoăn rằng không biết chỉ số này ở mức nào là bình thường, mức nào là nguy hiểm. Theo quy chuẩn thì chỉ số này được đánh giá theo các khung như sau:
→ Chỉ số bình thường: GGT< 60 UI/L (ở nữ giới thường là 11-50 UI/L, ở nam giới thường là 7-32 UI/L)
→ Mức độ tăng nhẹ: Tăng cao từ 1 đến 2 lần
→ Mức độ tăng trung bình: Tăng gấp 2 đến 5 lần
→ Mức độ tăng nặng: Tăng cao trên 5 lần
Chỉ số GGT theo tiêu chuẩn
Trong trường hợp men gan tăng cao đột biến ở mức độ nặng thì đó là 1 dấu hiệu cảnh báo độ nguy hiểm với sức khỏe. Nếu chỉ số này tăng cao như vậy thì rất có thể gan đã bị nhiễm virus, một số bệnh viêm gan hoặc thậm chí là ung thư gan.
Khi nào thì cần kiểm tra GGT?
Việc kiểm tra chức năng gan cần được tiến hành định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm. Đồng thời, trong một số trường hợp, nếu có những biểu hiện lâm sàng thì bạn cũng cần tiến hành đi đo chỉ số GGT như: vàng da, vàng mắt, chán ăn, đau hạ sườn phải, mệt mỏi thường xuyên, cơ thể suy nhược…
Những nguyên nhân khiến cho chỉ số GGT tăng cao là gì?
Men gan cao chủ yếu xảy ra ở nhóm người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như:
- Uống nhiều rượu bia
- Thức đêm nhiều
- Dùng nhiều thuốc kháng sinh
- Chế độ ăn nhiều thịt ít rau
- Sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất hóa học
- Nhiễm virus viêm gan B, viêm gan A…
Chỉ số men gan cao chủ yếu là do virus, thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Trong trường hợp bạn đo chỉ số GGT tăng quá cao thì hãy cải thiện lại chế độ sinh hoạt cho khoa học, đồng thời bổ sung thêm các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi, ngủ đủ giấc và đúng giờ… Ngoài ra, trong những trường hợp mức độ tăng men gan nặng thì sẽ có sự can thiệp từ phía y khoa.
Trên đây, bạn đã được tìm hiểu về chỉ số GGT là gì và những thông tin liên quan về chỉ số men gan này với sức khỏe con người. Hãy bảo vệ lá gan, sức khỏe của mình ngay từ ngày hôm nay bằng một thói quen, lối sống lành mạnh nhé!
Nguồn: https://dapnhanh.info